Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 7km về hướng Đông tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đây là một tuyến đường kết nối nhiều điểm đến nổi tiếng như Vườn chim Bạc Liê, nhà Công tử Bạc Liêu. Từ trung tâm, bạn đi thẳng theo hướng đến Khu vui chơi Nhà Mát. Từ đây, bạn rẽ trái vào đường DT31 và chạy thẳng là đến chùa Xiêm Cán. Từ vị trí của chùa, du khách có thể tiếp tục đi thẳng để khám phá các điểm đến nổi tiếng ở vùng đất này như vườn nhãn cổ, cánh đồng điện gió,…

Dựa theo ghi chép trên bia đá được tạc bằng chữ Khmer cổ ở hai mặt trước và sau đặt bên phải chính điện; thì chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887. Tuy không phải là ngôi chùa Khmer cổ nhất ở khu vực này, nhưng Chùa Xiêm Cán luôn là điểm dừng chân của du khách mỗi khi đặt chân đến Bạc Liêu, chính bởi những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo.

Người có công xây dựng chùa là vợ chồng ông Nên (63 tuổi), và bà Ngét (54 tuổi) – một gia đình giàu có trong Phum (xóm, làng) rất tín ngưỡng phật pháp. Cùng góp sức còn có 30 hộ gia đình khác hàng ngày khai phá để lấy cây, đất xây cất chùa.

Sau hơn hai tháng thi công và hoàn thành, bà con trong phum sóc họp bàn rồi đến mới Pháp sư Thạch Mau (1829 – 1909); một người am hiểu kinh kệ, tinh thông phật pháp về làm trụ trị chùa.

Theo tâm tư nguyện vọng cũng như sự đề bạt chân thành của bà con. Pháp sư Thạch Mau về trụ trì chùa và trở thành vị trụ trì đầu tiên của chùa Xiêm Cán. Đến nay, ngôi chùa Khmer đẹp ở miền Tây này đã trải qua 9 đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa.

Vốn dĩ lúc xây dựng, ngôi chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer Komphisako, tức là biển sâu, ý nghĩa là sự sâu xa, sự uyên bác của trí tuệ nhà phật. Ngoài tên gọi Komphisako, chùa còn có tên theo địa danh là Komphirsakor Prét Chru. Prét có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, ghép lại là “sông sâu”.

Thời gian sau, có một bộ phận người Hoa người gốc Triều Châu (Trung Quốc) đến định cư, vì tiếng Khmer khó đọc nên họ đã dịch từ Prét Chru sang Xiêm Cán (Xiêm Cán này là “giáp nước”, ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển). Giải nghĩa cho điều ngày là do khi xưa chùa Xiêm Cán chỉ cách bờ biển khoảng 500m. Xong, do bờ biển Bạc Liêu là dòng biển bồi nên bây giờ khoảng cách từ chùa đến bờ biển gần 5km.

Chùa Xiêm Cán nói riêng và tất cả các ngôi chùa thuộc hệ thống chùa Khmer Nam Bộ nói chung đang mang đậm một dấu ấn kiến trúc Angkor Khmer – Campuchia. Tuy nhiên, do với những ngôi chùa khác trong cùng hệ thống thì chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu có phần nổi trội hơn về quy mô lẫn phong cách nghệ thuật.

Điều khác biệt của chùa Khmer với những ngôi chùa bình thường khác chính là sự tinh tế, tỉ mẩn trong từng vách từng, mái nhà và trụ cột. Có đi sâu vào khuôn viên bên trong và nhìn ngắm thật kỹ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp mà chùa Xiêm Cán sở hữu.

Chùa là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường … Tất cả các hạng mục đều thể hiện rõ phong cách Angkor Khmer truyền thống và đều quay về một hướng, đó là hướng Đông.

Ngay từ đằng xa, hình ảnh chùa đã hiện ra trong mắt bạn với màu vàng nổi bật. Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên là có rất nhiều cây xanh cao to che bóng được trồng ngay hàng thẳng lối.

Cổng chùa Xiêm Cán đắp nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ, nổi bật, đậm sắc thái Khmer. Bảng tên cổng thiết kế kiểu tháp nhọn đặc trưng của kiến trúc Angkor, có thêm hình ảnh tượng phật ngồi giữa uy nghiêm. Ngoài ra, bên dưới bảng tên cổng còn có hai chim thần Krut và hai con rắn năm đầu uốn lượn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *